Vì sao MV tiền tỉ của Tuấn Hưng ‘bay màu' trên YouTube?
Ngày 28.2, thông tin từ UBND tỉnh Nghệ An cho biết, lãnh đạo tỉnh này vừa làm việc với lãnh đạo Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) để đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các dự án cải tạo, mở rộng sân bay Vinh. Tại cuộc làm việc này, lãnh đạo ACV cho biết đang chuẩn bị đầu tư 3 dự án để cải tạo, nâng cấp Cảng hàng không Quốc tế Vinh. Đó là các dự án: mở rộng, cải tạo sân đỗ máy bay đảm bảo khai thác 9 vị trí đỗ các loại máy bay code C, dự kiến khởi công trước ngày 30.4, hoàn thành trong tháng 12.2025 với tổng mức đầu tư 236,63 tỉ đồng; dự án cải tạo nhà ga hành khách T1 hiện hữu, dự kiến khởi công trước ngày 30.4, hoàn thành trong tháng 12.2025 với tổng mức đầu tư 68,36 tỉ đồng; dự án cải tạo đường cất, hạ cánh hiện hữu từ 2.400 m lên 3.000 m với tổng mức đầu tư hơn 623 tỉ đồng. Để thực hiện các dự án trên, dự kiến sẽ đóng cửa sân bay Vinh trước ngày 30.6 và sẽ khai thác trở lại trước ngày 31.12.2025. Sau khi hoàn thành, nhà ga T1 sân bay Vinh sẽ đáp ứng được lượng hành khách qua cảng từ 3 - 3,5 triệu hành khách/năm đến giai đoạn năm 2030. Ông Lê Hồng Vinh, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An chỉ đạo các sở, ngành sớm hoàn thành đền bù giải phóng mặt bằng để bàn giao cho nhà đầu tư dự án thực hiện các dự án này đúng hạn.Hai kỷ lục gia còn sống cao nhất thế giới đến từ cùng một quốc gia
Bên cạnh đó, kết quả giảm phát thải chuyển nhượng cho Ngân hàng Thế giới (WB) là kết quả tạo ra trong quá khứ (giai đoạn 2018 - 2019), nên rất khó có thể tìm kiếm các đối tác khác để thực hiện trao đổi, thương mại.
Cẩm tú cầu nở trên cao nguyên - Truyện ngắn dự thi của Nguyễn Thái Bảo (TP.HCM)
Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki cho biết, nhiều doanh nghiệp Nhật Bản có mong muốn và tâm huyết tăng cường đầu tư, giao thương với Việt Nam. Các doanh nghiệp đều kỳ vọng sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam thời gian tới, nhất là với kỷ nguyên vươn mình, cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy…Ông bày tỏ tin tưởng những kết quả đơn giản hóa thủ tục hành chính, đẩy nhanh việc ra các quyết định, cải thiện môi trường đầu tư của Chính phủ Việt Nam hiện nay sẽ giúp gia tăng đầu tư của Nhật Bản.Ông Ozasa Haruhiko, Trưởng đại diện Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) Hà Nội, cho biết qua khảo sát gần đây nhất với các doanh nghiệp Nhật Bản, một trong những quốc gia được kỳ vọng nhất là Việt Nam.Theo đó, hơn 60% doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam đánh giá có lãi trong năm 2024, cao nhất trong 5 năm qua. Các doanh nghiệp cũng dự đoán tăng trưởng mạnh mẽ, 56% doanh nghiệp có kế hoạch mở rộng hoạt động trong 1 - 2 năm tới, đứng đầu tại ASEAN và Việt Nam là một trong những quốc gia có động lực phát triển mạnh mẽ nhất.Tại tọa đàm, các doanh nghiệp và tổ chức của Nhật Bản như Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Ngân hàng JBIC, các tập đoàn Moeco, Marubeni, Tokyo Gas, Shimizu, Sumitomo, Hitachi, Nippon Koei, Toyota, Aeon… đã trình bày cơ hội hợp tác.Đồng thời, đề xuất kiến nghị trong các lĩnh vực như năng lượng, triển khai đường sắt đô thị Hà Nội tuyến số 2 Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo, cao tốc Bắc - Nam đoạn Bến Lức - Long Thành, phát triển giao thông vùng đồng bằng sông Cửu Long, việc phát triển Trường đại học Việt - Nhật, thúc đẩy đầu tư hướng tới tương lai, triển khai các dự án ODA thế hệ mới…Trước quan tâm của doanh nghiệp Nhật Bản về Việt Nam quyết liệt tinh gọn bộ máy, Thủ tướng cho biết, mục tiêu là giảm thời gian, chi phí đầu vào, chi phí tuân thủ, giảm phiền hà, sách nhiễu cho người dân và doanh nghiệp, nâng cao năng suất lao động.Việc thực hiện cuộc cách mạng này và quá trình vận hành bộ máy mới cũng có thể phát sinh những vướng mắc, nhưng phía Việt Nam cam kết các cơ quan sẽ giải quyết nhanh chóng, không để ảnh hưởng tới người dân và doanh nghiệp.Với các vấn đề cụ thể, Thủ tướng giao Phó chủ tịch TP.HCM Bùi Xuân Cường, các cơ quan liên quan hoàn thành dứt điểm trước 30.4 các vấn đề liên quan thanh toán cho nhà thầu với dự án metro số 1 TP.HCM Bến Thành - Suối Tiên.Với Dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn, Thủ tướng đã có nhiều cuộc làm việc, trao đổi với lãnh đạo Nhật Bản, Ngân hàng JBIC và các đối tác liên quan, Thủ tướng đề nghị JBIC khẩn trương, tích cực thực hiện các thỏa thuận, cam kết để cùng sớm tháo gỡ dứt điểm các khó khăn, vướng mắc cho dự án.Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam cũng đề nghị phía Chính phủ, doanh nghiệp Nhật Bản tiếp tục quan tâm, thúc đẩy triển khai nhanh các dự án hợp tác trọng điểm, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ cao, mang tính biểu tượng trong quan hệ hai nước, điển hình như dự án hợp tác phóng vệ tinh vào quỹ đạo năm 2025.Cùng với đó, phía Nhật Bản tăng cường ODA thế hệ mới, mở rộng hơn, tăng quy mô, đơn giản hóa thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi để giải ngân nhanh hơn. Đồng thời, Thủ tướng mong các doanh nghiệp Nhật Bản đưa ra quyết định nhanh hơn và phối hợp với phía Việt Nam hài hòa hóa thủ tục.
Bộ Tư pháp mới đây công bố báo cáo nghiên cứu của nhóm chuyên gia độc lập do bộ này tuyển chọn, về kinh nghiệm pháp luật quốc tế trong xử lý hình sự đối với tội phạm rửa tiền có nguồn gốc từ tham nhũng.Kết quả nghiên cứu cho thấy việc điều tra tội rửa tiền thời gian qua được đẩy mạnh. Các vụ án tăng lên cả về số lượng và chất lượng, có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan điều tra, viện kiểm sát và tòa án các cấp.Nhóm nghiên cứu dẫn chứng vụ án Vạn Thịnh Phát (giai đoạn 2) là điển hình, nổi cộm về hành vi rửa tiền. Bà Trương Mỹ Lan - chủ tịch tập đoàn này - cùng đồng phạm đã rửa tiền hơn 445.000 tỉ đồng, do đó bị kết án từ 2 - 12 năm tù.Theo nhóm nghiên cứu, quy định pháp luật của Việt Nam về cơ bản phù hợp và tương thích với chuẩn mực quốc tế trong phòng, chống tham nhũng và rửa tiền. Tuy vậy, một số vấn đề vẫn cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện để mang lại hiệu quả cao hơn.Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định 2 tội danh liên quan đến hành vi rửa tiền, gồm tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có (điều 323) và tội rửa tiền (điều 324).Nhóm nghiên cứu cho rằng, chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có về bản chất là một trong những quy trình nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tài sản do phạm tội mà có. Đây có thể coi là một dạng thức của hành vi rửa tiền theo chuẩn mực quốc tế.Do đó, việc quy định hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có là một tội danh độc lập với tội rửa tiền sẽ dẫn tới cách hiểu hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản có được từ việc phạm tội không phải là hành vi rửa tiền.Nhóm nghiên cứu kiến nghị hợp nhất 2 tội danh nêu trên thành một tội danh về rửa tiền để đảm bảo phản ánh đúng bản chất, tính chất của hành vi phạm tội cũng như sự thống nhất về chế tài xử lý.Vẫn theo nhóm nghiên cứu, ngày càng có nhiều người tham gia vào các hoạt động mua bán tiền, tài sản mã hóa (hay còn gọi là tiền ảo, tài sản ảo), nhưng đến nay Việt Nam chưa ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định về quản lý, xử lý đối với lĩnh vực này.Những thiếu hụt pháp lý có ảnh hưởng nhất định đến công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động liên quan đến tiền ảo", tài sản ảo, bao gồm công tác phòng, chống lạm dụng tiền ảo, tài sản ảo để rửa tiền.Trước sự phức tạp của các hoạt động liên quan tiền ảo, tài sản ảo, lực lượng chức năng Việt Nam đã và đang vận dụng các quy định của pháp luật hiện hành và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên để thực hiện công tác phòng ngừa lạm dụng tiền, tài sản mã hóa thực hiện hoạt động rửa tiền.Dù vậy, để có cơ sở pháp lý chặt chẽ, nhóm nghiên cứu nhận định việc xây dựng một hành lang pháp lý về quản lý, kiểm soát các hoạt động liên quan đến tiền, tài sản mã hóa ở thời điểm hiện nay là hết sức quan trọng và cấp thiết.Đồng tình với kiến nghị trên, luật sư Nguyễn Thị Thúy, Đoàn luật sư TP.Hà Nội, phân tích rằng, tiền ảo không được công nhận là tiền tệ và không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam. Việc đầu tư mua bán tiền ảo thì chưa có quy định nào điều chỉnh hoặc ngăn cấm. Điều này dẫn tới nhiều đối tượng đã thực hiện hành vi rửa tiền bằng cách giao dịch tiền ảo.Để khắc phục bất cập, luật sư Thúy đề xuất hoàn thiện khung pháp lý liên quan đến quản lý các giao dịch tiền ảo tại Việt Nam, đồng thời đẩy mạnh hợp tác quốc tế để tăng cường các biện pháp quản lý, giám sát đối với các giao dịch liên quan tới tiền ảo xuyên biên giới.Nhóm nghiên cứu của Bộ Tư pháp cho hay, các văn kiện quốc tế đều yêu cầu các quốc gia thành viên quy định trách nhiệm pháp lý đối với mọi pháp nhân thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.Tại Việt Nam, bộ luật Hình sự đã quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân, nhưng chỉ đối với pháp nhân thương mại và khi pháp nhân đó thực hiện một trong 33 tội danh.Để tăng cường hiệu quả trong đấu tranh với tội phạm rửa tiền cũng như tương thích với luật pháp quốc tế, nhóm nghiên cứu kiến nghị nghiên cứu khả năng quy định trách nhiệm hình sự của mọi pháp nhân (cả thương mại và phi thương mại), đồng thời mở rộng phạm vi các tội danh mà pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự.Phó chủ nhiệm Đoàn luật sư TP.HCM Nguyễn Văn Hậu cũng cho rằng, điều 324 bộ luật Hình sự (quy định về tội rửa tiền) còn có hạn chế, bởi lẽ chủ thể của tội danh này hướng tới là các cá nhân và pháp nhân thương mại, mà bỏ qua pháp nhân phi thương mại.Điều 76 bộ luật Dân sự quy định pháp nhân phi thương mại là tổ chức không có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận, nếu có lợi nhuận thì cũng không được phân chia cho các thành viên.Pháp nhân phi thương mại gồm: cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, doanh nghiệp xã hội và các tổ chức phi thương mại khác...
Sao Việt và những màn lên đồ 'chất ngất' cùng trang phục vải da
Tại Brazil, giá cà phê arabica cũng tăng mạnh, kỳ hạn tháng 7 tăng 139,7 USD lên 5.520 USD/tấn, kỳ hạn tháng 9 tăng 51,7 USD lên 5.380 USD/tấn và tháng 12 tăng 53,9 USD lên 5.320 USD/tấn.